Để đạt hiệu quả cao trong quảng cáo Facebook bạn cần chú ý điều gì?
Quảng cáo Facebook hiện nay bùng nổ mạnh mẽ. Từ công ty, doanh nghiệp lớn đến các cá nhân cửa hàng, đơn vị kinh doanh nhỏ đều muốn tiếp cận gần hơn với khách hàng thông qua mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
Và lẽ đương nhiên sẽ có rất nhiều người than phiền rằng chiến dịch quảng cáo mà họ chạy trên Facebook chưa thực sự mang lại hiệu quả. Chi phí quảng cáo bỏ ra vẫn chưa tương xứng với lượt tương tác và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho quảng cáo Facebook của bạn chưa tạo được sức hút đối với người dùng?
Quảng cáo Facebook là hình thức Quảng cáo trực tuyến đang được quan tâm rất nhiều bởi các cửa hàng, doanh nghiệp, … không chỉ bởi khả năng tiếp cận, tương tác với khách hàng và gia tăng doanh số khi bán hàng trực tuyến, mà còn bởi sự lan truyền mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu và thu hút được sự quan tâm của công chúng mục tiêu.
Tuy nhiên việc lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo Facebook không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể thành công. Rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp khi đến với MyAds từng tự mình chạy Facebook Ads và họ đều than phiền rằng đã thử rất nhiều cách nhưng quảng cáo của họ vẫn không đạt hiệu quả như mong đợi.
Từ kinh nghiệm của các chuyên gia quảng cáo đã triển khai hàng nghìn chiến dịch lớn nhỏ ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên Facebook, MyAds xin chia sẻ một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này.
1. Quảng cáo Facebook xác định chưa đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Điều tiên quyết để tạo ra được một chiến dịch quảng cáo thành công là bạn phải tìm ra được đối tượng khách hàng mục tiêu (Target) mà sản phẩm, dịch vụ của bạn muốn hướng tới một cách chính xác. Bởi trong một cộng đồng người dùng khổng lồ, vô cùng rộng lớn và vẫn đang không ngừng tăng nhanh về số lượng như mạng xã hội Facebook thì không phải tất cả đều là khách hàng tiềm năng của bạn và là mục tiêu mà quảng cáo của bạn hướng tới.
Tùy theo tính chất từng mặt hàng bạn cung cấp mà đối tượng khách hàng mục tiêu có thể khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn bán thời trang trẻ em thì đối tượng mà quảng cáo của bạn phải hướng đến chủ yếu lại là các ông bố, bà mẹ chứ không phải là đối tượng sử dụng sản phẩm. Hay bạn là một đơn vị cung cấp mỹ phẩm cao cấp thì hẳn khách hàng của bạn phải là đối tượng có nhu cầu làm đẹp và có thu nhập tương đối cao.
Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và hạn chế tối đa việc lãng phí chi tiêu quảng cáo cho các đối tượng người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ cả bạn.
Trong trường hợp xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu thì tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thường thấp, cho dù quảng cáo của bạn có lượt tiếp cận cao, bởi họ chỉ xem quảng cáo nhưng không mua hàng vì không có nhu cầu. Vì thế, việc xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu là việc đầu tiên, cũng là việc là quan trọng nhất trước khi tiến hành một chiến dịch quảng cáo Facebook.
Có rất nhiều lựa chọn giúp bạn có thể nhận diện đúng được các đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến nhờ các trường phân loại mà Facebook cung cấp như:
- Độ tuổi (Age),
- Vị trí (Location),
- Giới tính (Gender),
- Ngôn ngữ (Language),
- Sở thích (Interest),
- Hành vi (Behavior),
- Thiết bị (Device).
Đặc biệt bạn nên nghiên cứu một cách chi tiết số liệu khách hàng (Insight) để có thể thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu sao cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Quảng cáo Facebook có nội dung chưa hấp dẫn và thu hút.
Nội dung của quảng cáo là một trong các yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch Facebook Ads bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự quan tâm của khách hàng. Chất lượng nội dung quảng cáo và lượt tiếp cận, lượng người tương tác thường tỷ lệ thuận với nhau bởi dù bạn có xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhưng nội dung không hấp dẫn nên chưa thu hút được sự chú ý và quan tâm của khách hàng thì không thể tạo nhu cầu dẫn đến khả năng chuyển đổi đơn hàng.
Một quảng cáo với nội dung nhàm chán, lan man, không có điểm kích thích, thiếu sự tin tưởng, hình ảnh hiển thị mờ nhạt, không gây ấn tượng sẽ không thể đánh thức nhu cầu của khách hàng.
Hiệu quả của chiến dịch quảng cáo ảnh hưởng rất nhiều bởi nội dung thể hiện có đủ sức gây sự chú ý và lôi kéo được khách hàng hay không. Việc chọn nội dung ngắn gọn, xúc tích, tạo được sự tin tưởng sẽ được khách hàng chú ý hơn.
Ngoài ra, ngôn từ kêu gọi hành động (Call To Action) cũng sẽ kích thích được người dùng Facebook mua hàng hoặc tương tác với quảng cáo. Cùng với đó, hình ảnh quảng cáo cần phải ấn tượng, chuyên nghiệp và đánh mạnh và thị giác của người xem, đi kèm các chương trình khuyến mại, ưu đãi hoặc lồng ghép thông điệp bán hàng, thông tin liên hệ. Có như vậy quảng cáo Facebook của bạn mới mang lại hiệu quả.
3. Quảng cáo Facebook không thử nghiệm
Sẽ thật sai lầm khi quyết định làm quảng cáo Facebook mà không chạy thử nghiệm các quảng cáo để có thể lựa chọn được quảng cáo tối ưu nhất. Chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ khó lòng chính xác hoặc mang lại hiệu quả ngay từ đầu tiên với chỉ với một quảng cáo duy nhất.Bởi vậy, việc chia nhỏ và thử nghiệm nhiều quảng cáo khác nhau là rất cần thiết.
Thông qua việc thử nghiệm các quảng cáo Facebook khác nhau, bạn sẽ chọn được kiểu nội dung quảng cáo thu hút nhất hoặc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác nhất. Việc này không những giúp tăng hiệu quả chạy quảng cáo mà còn tối ưu chi phí cho chiến dịch Facebook Ads của bạn.
Phương pháp Test A/B là thử nghiệm quảng cáo được các đơn vị quảng cáo sử dụng để tìm ra quảng cáo phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
4. Quảng cáo Facebook vào thời điểm, vị trí, hình thức không hợp lý.
Có rất nhiều hình thức quảng cáo được Facebook cung cấp để bạn có thể lựa chọn như:
- Quảng cáo thu hút lượt truy cập đến website. (Clicks to Website)
- Quảng cáo tăng truy cập Website giúp gia tăng tỷ lệ truy cập và chuyển đổi đơn hàng của khách hàng vào một trang langding page cụ thể trên website. (Website Conversions)
- Quảng cáo tăng tương tác Fanpage. (Page Post Engagement)
- Quảng cáo tăng like Fanpage nhằm tăng số lượng người tham gia Fanpage và tăng độ nhận diện thương hiệu. (Page Likes)
- Quảng cáo tăng lượt cài đặt ứng dụng. (App Installs)
- Quảng cáo tăng sự tương tác trong ứng dụng. (App Engagement)
- Quảng cáo thu hút người dùng khuyến khích tham gia sự kiện. (Event Responses)
- Quảng cáo quảng bá chương trình khuyến mãi. (Offer Claims)
- Quảng cáo thu hút lượt xem video. (Video Views)
- Bảng tin trên máy tính (News Feed Desktop)
- Bảng tin trên thiết bị di động (News Feed Mobile)
- Cột bên phải máy tính (Right Hand).
5. Quảng cáo Facebook chưa được phân tích và quản lý một cách chuyên sâu và linh hoạt
Do chưa nắm vững kiến thức chuyên môn nên khi chạy quảng cáo Facebook nhiều cửa hàng, doanh nghiệp ít quan tâm đến việc phân tích báo cáo, đo lường hiệu quả hoặc quản lý chiến dịch Facebook Ads sau khi khởi tạo.
Việc không mấy quan tâm đến công tác đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả quảng cáo có thể khiến bạn bị động trong việc cải thiện và tối ưu lại quy trình quảng cáo, đồng thời không có các thay đổi phù hợp khi mà quảng cáo chưa mang lại hiệu quả đúng như mong đợi.
Ngoài lý do thiếu chuyên môn, thì vấn đề thời gian cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp thiếu quan tâm đến công tác này do công việc kinh doanh còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm như quản lý hàng hóa, sản phẩm, chăm sóc khách hàng, giao hàng hay quản lý đơn hàng, … Điều này sẽ khiến cho chiến dịch quảng cáo không thành công, chi phí đầu tư cao mà không mang lại nhiều nhiều đơn hàng như kỳ vọng.
Phân tích và tối ưu lại chiến dịch quảng cáo chính là giải pháp giúp bạn quảng cáo Facebook hiệu quả và tiếp cận khách hàng tốt hơn.